Hẻm 204 Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
facebook.comtiwtter.comgoogle.comyoutube.com
Màu nước – Bản giao hưởng của những vết loang

Là một chất liệu ẩn trong mình những đặc trưng rất lôi cuốn nên màu nước lúc nào cũng tạo cho các họa sĩ, những người vẽ minh họa một cảm giác rất mới mẻ, hiện đại và tràn đầy sự tươi tắn và rất linh hoạt. Nếu nhạc giao hưởng là một bản hòa phối nhiều âm sắc của các loại nhạc cụ, tạo nên một vẻ đẹp ngân vang của giai điệu thì những vết loang của màu nước tựa như một bản giao hưởng của những sắc màu mềm mại và trong trẻo.   

những vết loang của màu nước tựa như một bản giao hưởng của những sắc màu mềm mại và trong trẻo - Tranh màu nước của Hoạ sĩ Thế Vỹ


Một sắc tố dễ hòa tan với nước 

Là một chất liệu được sử dụng rất phổ biến trong hội họa thời nay, màu nước được hình thành do các sắc tố (thường tồn tại dưới dạng bột) được hòa tan với nước để tạo thành một dung dịch có màu sắc. Các sắc tố của màu nước có thành phần là một chất hữu cơ gốc nước, nên có thể dễ dàng tan trong nước và rất dễ sử dụng. 

Với sự phát triển của công nghệ sản xuất, trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng màu nước như dạng nén, dạng thỏi, dạng tuýp và cả dạng màu nước đã được pha sẵn – dạng lỏng. Các họa sĩ đã dùng màu nước để họa nên rất nhiều tác phẩm với chủ đề đa dạng; từ phong cảnh đến chân dung, từ tranh minh họa đến tĩnh vật,…

Đây là một loại màu có bề dày lịch sử lâu đời. Nó đã thống trị nghệ thuật Châu Á hàng nghìn năm. Từ thời kỳ đồ đá, nghệ thuật vẽ được ví là rất giống màu nước đã được một người đàn ông dùng để vẽ lên hang động bằng cách sử dụng bột màu từ than, đất sét và các chất tự nhiên khác. Tại Trung Quốc, đất nước đặc trưng với những bức họa thủy mặc – một hình thức hội họa độc lập của đất nước này – đã phát triển vào khoảng 4000 năm TCN. Albrecht Dürer là một trong những nghệ sĩ đã khai sinh ra màu nước vào thời kỳ Phục hưng Châu Âu. Ông đã vẽ một số bức tranh màu nước về thực vật, động vật hoang dã và phong cảnh để sử dụng làm hình ảnh khoa học.

Nói như vậy để thấy rằng để có được những thành tựu như hôm nay, tiến trình ra đời, cải tiến và lan rộng khắp thế giới của loại chất liệu trông rất mỏng manh này là rất dài và dày. Tuy nhiên, việc lưu giữ những tác phẩm được vẽ bằng màu nước của các danh họa vĩ đại luôn bị giới hạn bởi nhược điểm dễ bị hư hỏng và dễ dàng bị phai mờ khi gặp phải ánh sáng và dễ bị “rửa sạch”. 

 

Bản giao hưởng của những vết loang 

Ví như bản giao hưởng của những vết loang cũng vì một khi đã đặt bút chấm một vệt màu nước lên giấy, ngay lập tức loại dung dịch sắc màu ấy sẽ loang ra nhanh chóng, tạo thành những đường nét rất sống động, rất nghệ thuật.

 

Chất liệu hội họa này mang đến một cảm giác trông rất dễ dàng “hòa nhập” và tinh thông nhưng thực chất khi càng tiếp xúc đủ nhiều lại càng nảy nở thêm nhiều khía cạnh thú vị và hấp dẫn. Sự kỳ diệu của nghệ thuật vẽ với màu nước chính là sự lững lờ của những vệt màu trong nước được thể hiện lên giấy. Khi tiếp xúc với nguồn sáng (tia sáng) bất kì, các lớp màu mỏng trở nên trong trẻo lạ thường. Đấy cũng là một lời lý giải vì sao từ xa xưa người ta luôn chỉ dùng màu nước để vẽ tranh phong cảnh. Đặc biệt là minh họa các chủ thể như sông, suối, cánh đồng,…Để tạo được sự thuần khiết nhất định của những lớp màu, người vẽ có thể pha thêm nhiều nước để sắc độ của màu nhạt hơn. 

Kỹ thuật Lớp – chồng – lớp cũng là một kỹ thuật vẽ đặc trưng và làm nổi bật khả năng sáng tạo vô tận từ những vết loang của màu nước. Wash – chồng lớp trong chất liệu này được áp dụng bằng cách phủ lên những lớp màu thật mỏng lên nhau. Cần lưu ý, khi dùng kỹ thuật này, người họa sĩ cần phủ nhẹ nhàng, không đi cọ qua lại quá nhiều lần tránh gây hiện tượng vón cục màu, mỏng và gây hư hỏng mặt giấy. Thông thường, wash được dùng để tạo chiều sâu, vẽ chi tiết lên và nên vẽ từ màu sáng đến tối dần. Thế nên, điểm này rất khác với sơn dầu. Bởi khi vẽ nền màu tối thì rất khó thể hiện các màu sắc sáng hơn lên trên. Đặc biệt, để đạt được chiều sâu nghệ thuật cho bức vẽ, người họa sĩ cần điều chỉnh lượng màu của mỗi lớp sao cho phù hợp nhất. Lớp màu càng được phủ lên trên càng phải loãng hơn và lượng bột màu pha cũng ít hơn để có được độ tương phản đậm nhạt, nóng lạnh và hiệu ứng trong trẻo, sống động đầy cảm xúc. 

Hòa hợp nhưng không hòa tan. Tựa như những thanh âm của các nhạc cụ cùng vang lên, hòa phồi vào nhau để tạo nên một bản giao hưởng tuyệt vời nhưng vẫn không làm mờ đi những đặc tính vốn dĩ của từng loại nhạc cụ. Những vết loang của màu nước cũng thế. Dù được vẽ với dụng ý tất cả sắc màu không có ranh giới nhất định, nhưng từng vẻ đẹp của mỗi màu, mỗi lớp vẫn không bị “lãng quên”. Vì thế, khi nhìn ngắm những bức tranh màu nước, khiến người ta liên tưởng đến một lớp màu được trải rộng khắp mặt giấy, với rất nhiều chủ thể được khám phá từ thế giới tự nhiên đến con người để vẽ nên. Sự kỳ diệu của bản giao hưởng từ những vết loang này luôn tạo ra những điều bất ngờ vì người ta bất khả dự đoán được điểm dừng của những lớp màu ‘mơ mộng’ ấy. Có thể, nó sẽ loang ra khắp mặt giấy, tiếp đến hòa trộn, lắng lại, lan ra và tan vào những sắc màu khác nhau. Và cảm xúc từ bức tranh màu nước cũng khởi nguồn từ những vết loang đậm chất thơ này. Đây là một điểm hấp dẫn đầy lôi cuốn của thứ chất liệu lâu đời mà các kỹ thuật công nghệ hiện đại khó mà thay thế được. 

Do đặc tính tức thời và nhanh khô, người vẽ tranh bằng chất liệu trông ‘rất thơ’ này cần phải thao tác nhanh chóng và dứt khoát trong khoảnh khắc.Tranh màu nước là một loại hình hội họa phải được sáng tác bằng sự chú tâm. Nó không thích hợp để gián đoạn dang dở rồi mới quạy lại vẽ thêm, vẽ tiếp như sơn dầu. Toàn tâm toàn ý là một tính cần được rèn luyện để giúp bạn vẽ nên một bức tranh màu nước đậm chất nghệ thuật. 


Cũng là một chất liệu hội họa rất xu hướng, rất tươi mới và hiện đại mà màu nước không chỉ dừng lại trên những bức tranh, nó còn được người ta dùng để trang trí các vật phẩm tiêu dùng như đồ gia dụng, văn phòng phẩm và trang trí nội thất. 

 

Cả hiện tại và trong tương lai, sự phát triển của màu nước cũng tựa như vẻ đẹp quyến rũ của những vết loang – không bao giờ có điểm dừng vậy. Tất cả những chất liệu trong hội họa nói chung luôn là một phương tiện khơi nguồn và chuyên chở xúc cảm của người nghệ sĩ đến với công chúng của mình. Màu nước thật sự đã giúp người họa sĩ sáng tác nên những bản giao hưởng tinh tế chân chính và vẹn tròn xúc cảm đậm chất hội họa hiện đại. 

Tin liên quan
Đối tác
2020 Copyright Sân Si Studio . Web Design by Nina.vn
ftyin

Màu nước – Bản giao hưởng của những vết loang

Hotline tư vấn miễn phí: 0333150587
Hotline: 0333150587
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0333150587