Hẻm 204 Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
facebook.comtiwtter.comgoogle.comyoutube.com
Những điều cần biết khi học hình họa cơ bản

Giống như việc để có được một cây cổ thụ hàng năm tuổi, người ta đã phải dày công chăm sóc từ một hạt mầm nhỏ đến quá trình gieo trồng, tưới nước và chăm sóc,…Nếu bạn muốn trở thành một người hoạ sĩ thực thụ thì bạn không thể bỏ qua những kiến thức nền tảng, gốc rễ để tạo một tiền đề vững chắc trong hành trình chinh phục niềm đam mê hội họa của mình sau này. Đây cũng là lời lí giải vì sao tất cả học viên khi muốn bắt đầu theo đuổi con đường hội họa chuyên nghiệp đều không thể (không được) bỏ qua Lớp học về hình họa cơ bản. 

 

 

 

Mỹ thuật chuyên nghiệp không phải vẽ hoa vẽ lá, học từ gốc rễ, bạn sẽ bắt đầu với những hình khối.

 

Có lẽ, nhiều bạn khi mới bắt đầu với hội họa thường sẽ hình dung về những bức tranh mình vẽ ra sẽ vô cùng mềm mại và đầy sắc màu. Tuy nhiên, sự hình dung đó chỉ đúng sau khi bạn đã nắm vững những giá trị cốt lõi của hình họa cơ bản.

Hình họa cơ bản sẽ cung cấp những kỹ năng vẽ cơ bản về những hình khối khô khan nhưng là những bài học tất yếu dành cho tất cả học viên. Có thể ví vai trò của hình họa giống như gốc rễ của một cái cây đối với sự sống của nó. Không phải vẽ hoa vẽ lá, học viên phải vẽ được các khối hình, các đường nét, mảng sáng tối…những kiến thức cơ bản nhất nhưng lại rất quan trọng để phục vụ cho quá trình sáng tác các tác phẩm Mỹ thuật chuyên nghiệp. 

Bạn có biết, để một người họa sĩ sáng tác một kiệt tác nào đó, thì điều đầu tiên anh ta phải học chính là cách cầm bút chì sao cho đúng cách. Đó gọi là gốc rễ của hội họa chân chính. Vì thế, đối với những người làm công việc về Mỹ thuật hay sinh viên Mỹ thuật là một môn học cơ bản không thể thiếu và không được bỏ qua.

 

Không chỉ là học thư giãn, đòi hỏi có sự tập trung cao và nghiên cứu sâu 

 

Khi học về hình họa cơ bản, bạn sẽ thấy sự thay đổi cảm quan Mỹ thuật của mình ở một tầm cao khác. Những hình khối khô khan sẽ giúp bạn có được những góc nhìn đa chiều và khả năng phân tích chủ thể của mình để chọn lựa ra những cách diễn đạt giàu cảm xúc nhất và mang tính nghệ thuật nhất. Để có được tất cả những điều đó, đòi hỏi bạn hãy gạt bỏ lối nghĩ học chỉ để thư giãn, mà hãy dùng sự tập trung cao độ để xây dựng cho mình những kỹ năng triệt để các ngôn ngữ về hình khối, khả năng tư duy và biểu đạt cảm xúc bằng tác phẩm hội họa. 

Bên cạnh khoảng thời gian học hỏi và cọ xát tại lớp, bạn nên nghiên cứu sâu về hình họa bằng cách trao đổi thêm với người có chuyên môn, bằng sách vở và kể cả bằng sự thực hành của mình. Dường như, trong tất cả các lĩnh vực, việc nghiên cứu sâu luôn mất nhiều thời gian và công sức nhưng đổi lại quả ngọt mà bạn gặt hái được lại quý giá và hữu ích vô cùng. Bởi vì, một tác phẩm nghệ thuật có chiều sâu luôn là một tác phẩm được tạo nên từ người lĩnh hội được những giá trị ẩn mình đằng sau những con chữ. 

 

 

 

 

Đầu tư thời gian, công sức, không thể học nhanh, hay cưỡi ngựa xem hoa, bộ môn này cần có sự rèn luyện bền bỉ

 

Dù bạn học tại trường lớp hay tại các câu lạc bộ đào tạo về Mỹ thuật chính chuyên, thì quá trình học về hình họa cơ bản đều được sắp xếp trình tự và lượng kiến thức gần như giống nhau. Từ đi nét, phối cảnh, từ các khối vạt mảng (cứng và góc cạnh) đến các khối mềm mại hơn, từ khối ngũ quan đến vẽ hoàn thiện chân dung tượng,….

Sự đầu tư về mặt thời gian và công sức đối với hình họa là điều cực kỳ cần thiết. Một số người thường nghĩ những gì thuộc về cơ bản thì cần học cho nhanh để còn kịp thời gian học nâng cao các môn chuyên ngành khác. Nhưng với hội họa thì bạn cần lật ngược tư duy đó lại để không vấp phải tình trạng cưỡi ngựa xem hoa khi học. Học chậm nhưng chắc. Bạn cần tập cho mình một thói quen về sự rèn luyện bền bỉ để hiểu được kỹ năng của mình đang ở điểm nào, kịp thời khắc phục và nhận được sự góp ý của người hướng dẫn để hoàn thiện mình hơn. 

 

 

Học mà không hành sẽ quên, một thời gian không luyện tập sẽ cứng tay, không vận dụng được.


Không chỉ riêng hội họa, bất kì ngành nghề nào cũng cần phải có sự thực hành diễn ra  thường xuyên và liên tục thì mới nhuần nhuyễn kỹ năng. Thực hành sẽ giúp người học không chỉ ngộ ra nhiều khía cạnh của kiến thức được vận dụng mà còn giúp nâng cao kỹ thuật của mình. Trong Mỹ thuật, sự thực hành lại là một hoạt động cần được ưu tiên để người họa sĩ tránh gặp phải các vấn đề như: cứng tay, không vận dụng hoặc vận dụng không chính xác, phù hợp cho từng tác phẩm. 

Ví dụ, những cách đi các đường nét sáng tối, đổ bóng, đậm nhạt,… cơ bản tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không được tập luyện thường xuyên, không được vận dụng vào các bài thực hành thì bạn mắc nhiều điểm hạn chế cũng như tính thẩm mỹ không được đảm bảo trên tác phẩm của mình.

Sự rèn luyện này còn giúp học viên ghi nhớ sâu sắc hơn những kiến thức cốt lõi để có thể dễ dàng vận dụng vào quá trình sáng tạo thực tế. Chỉ cần có ý tưởng bật ra, với một người nắm chắc nền tảng sẽ có quá trình bắt đầu sáng tác nhanh hơn và logic hơn. 

 

 

 

Mỹ thuật căn bản sẽ mở ra một chân trời mới, bạn có thể phát triển lên bất cứ lĩnh vực nào, bộ môn nào nhờ nên tảng vững chắc.

 

Được đánh giá là một môn cơ sở ngành, hình họa tạo một tiền đề bền vững để người học dễ dàng tiếp thu bất kỳ một môn hội họa nâng cao khác. Nói cách khác, để có thể đi tiếp lộ trình đào tạo Mỹ thuật chuyên nghiệp và nâng cao các kỹ thuật của các môn hội họa khác, bất kỳ trường học hay các nhóm câu lạc bộ nào cũng đều yêu cầu học viên phải có kỹ năng về hình họa cơ bản. Cụ thể như, để vẽ được một bức chân dung hoàn chỉnh, bạn cần nắm rõ các cách quan sát, sắp xếp bố cục, tỷ lệ, cách vẽ từ đầu tượng, các chi tiết về ngũ quan đến toàn bộ các phần khác của cơ thể. Thế nên, chỉ cần học tốt và nắm vững bộ môn này, bạn có thể phát triển lên bất cứ lĩnh vực nào, bộ môn nào về Mỹ thuật. 

Những kiến thức và kỹ năng căn bản mà bạn học được với môn hình họa sẽ mở ra một chân trời mới. Bạn được rèn luyện để phát triển khả năng quan sát, nhận xét và phân tích chủ thể thực và thể hiện nó bằng một tác phẩm sáng tạo. Từ những đường nét cơ bản đến phức tạp, từ đen trắng đến sắc màu, từ mẫu tĩnh đến động,…đều là những tiền đề giúp bạn khám phá nhiều điều mới lạ trong cách phát hiện ý tưởng và hiện thức ý tưởng với tác phẩm nghệ thuật. 

 

 

Thời gian học cơ bản của mỗi người là khác nhau, vì năng khiếu khác nhau, thời gian rèn luyện, nghiên cứu của mỗi người khác nhau.

 

Đặc biệt, xuất phát điểm và quỹ thời gian khác nhau sẽ khiến thời gian học hình họa cơ bản của mỗi người đều khác nhau. Năng lực và tư duy sẽ là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến việc bạn hoàn thành khoá học hình họa cơ bản này. Bởi người hướng dẫn sẽ dựa trên những bài thực hành của mỗi học viên để đánh giá và góp ý những kỹ năng nào bạn cần hoàn thiện đến độ chín mùi thì mới có thể học tiếp những khối kiến thức khác. 

Thời gian bạn dành cho môn học đủ nhiều và đủ lâu sẽ giúp bạn càng nắm chắc kiến thức nền tảng trong tay so với sự hời hợt, học cho xong nhưng lại chẳng tiếp thu được gì. Vì thế, dù đã sở hữu một năng khiếu tốt cũng không đồng nghĩa bạn sẽ có thể hoàn thành nhanh môn hình họa này. Hãy thật sự đầu tư bằng thời gian, công sức và nhiệt huyết để sự đam mê của mình được theo đuổi đúng hướng và xứng đáng. 

 

 

 

Đối với người họa sĩ, hình họa cơ bản chính là con đường dẫn lối tuyệt vời nhưng cũng đầy thách thức trước khi đến với con đường nghệ thuật chuyên nghiệp. Với nhiều bạn vừa mới nhen nhóm đam mê với hội họa, hình họa cơ bản có thể sẽ dễ khiến nhiều bạn chán nản bởi những hình khối khô khan. Tuy nhiên, chính những hình khối khô khan ấy sẽ giúp bạn xây dựng một nền móng vững chắc về kỹ năng, về tư duy, về cảm quan và thị hiếu thẩm mỹ chuyên nghiệp hơn cho chính mình. Vì thế, hãy giữ cho mình một tâm thế thật vững, thật kiên nhẫn thì mới có thể từng bước từng bước giúp bạn chạm đến niềm đam mê hội họa thực thụ và chân chính. 

Tin liên quan
Đối tác
2020 Copyright Sân Si Studio . Web Design by Nina.vn
ftyin

Những điều cần biết khi học hình họa cơ bản

Hotline tư vấn miễn phí: 0333150587
Hotline: 0333150587
Chỉ đường icon zalo Zalo: